Thông tin

Làn da khoẻ mạnh và lượng nước đưa vào cơ thể – Phần 1

Nước là một yếu tố cần thiết cho sự tồn tại của chúng ta vì nước tham gia cấu thành một số chức năng quan trọng trong cơ thể. Nước là một thành phần quan trọng của một loại dịch lỏng tạo nền tảng cho hệ thống nước bọt giúp chúng ta nuốt; của hoạt dịch giúp đệm cho các khớp; và của các loại dịch bên trong nhãn cầu giúp bôi trơn mắt. Nước cung cấp phương tiện nhờ đó hầu hết các phản ứng hóa học trong cơ thể xảy ra; nước đóng vai trò như một hệ đệm cho hệ thống thần kinh (dịch não tủy); giúp chúng ta loại bỏ các chất thải chủ yếu qua thận và nước tiểu; và giúp điều hòa thân nhiệt thông qua việc đổ mồ hôi. 1,2,3

Cơ thể kiểm soát chặt chẽ lượng nước ra vào và trong điều kiện bình thường, lượng nước dao động dưới 1% mỗi ngày. Mất nước có thể được định nghĩa là mất 1% hoặc nhiều hơn khối lượng cơ thể so với mất dịch thông qua nước tiểu, dịch bôi trơn mắt, đổ mồ hôi, hơi thở… 1,2,3

Các thí nghiệm nghiên cứu dùng biện pháp hạn chế dịch để gây mất nước, đã chỉ ra rằng mất khối lượng cơ thể khoảng 1% có thể nhận thấy sau 13 giờ, khoảng 2% sau 24 giờ và gần 3% sau khoảng 37 giờ khi không được cung cấp dịch và chỉ có thức ăn khô được ăn vào. Tuy nhiên, người ta đã nhận thấy rằng những đối tượng trải qua thử nghiệm hạn chế dịch rất háo nước và dường như không để bị mất nước nhiều như vậy một cách tình cờ. Những thử nghiệm này đã cho thấy mất dịch cơ thể có thể xảy ra nhanh như thế nào và tầm quan trọng của việc phải liên tục bù nước bằng cách uống nước. 1,2,3

Nếu lượng nước mất đi không được bù đủ, tình trạng mất nước sẽ xảy ra và mất nước nặng là rất nguy hiểm và có thể gây tử vong. Mất nước nhẹ (mất khoảng 2% khối lượng cơ thể) gây đau đầu, mệt mỏi, căng thẳng/lo âu gia tăng, hoạt động thể chất và nhận thức suy giảm. Một vài nghiên cứu đã đưa ra các mức độ mất nước với các triệu chứng có thể nhận biết được và những thay đổi có thể xảy ra, như sau: ở nam giới, tình trạng mất nước xảy ra khi mất 1.59% trọng lượng cơ thể và ở nữ giới  là khi mất 1.39% trọng lượng cơ thể. Khối lượng cơ thể mất như vậy có thể thấy trong các hoạt động hằng ngày, chứng tỏ tầm quan trọng của việc duy trì độ ẩm tối ưu. Cân nhắc sự thay đổi khác nhau do các yếu tố như nhiệt độ môi trường xung quanh, hoạt động thể lực, tình trạng sức khỏe, Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu đã khuyến cáo rằng lượng nước thích hợp nên đưa vào cơ thể khoảng 2 lít mỗi ngày đối với nữ và 3 lít đối với nam. Nhu cầu nước đưa vào cao hơn, tất nhiên, đối với các vận động vien và những ai hoạt động thể lực nhiều trong thời tiết nóng hơn. 4,5,6

Lớp sừng của da là hàng rào chủ yếu giữa môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể. Mặc dù phần lớn các vùng da chỉ dày 2-3mm (0.1 inch), lớp sừng lại đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành một hàng rào bảo vệ và giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các mầm bệnh có hại (VD: vi khuẩn) qua da vào trong cơ thể. Cùng với vai trò như một hàng rào bảo vệ, lớp sừng còn có những chức năng quan trọng khác, bao gồm điều hòa thân nhiệt, hô hấp và duy trì lượng nước của cơ thể – lượng nước mất qua da (TEWL), các đặc tính của lớp sừng và chức năng bảo vệ của nó có thể được thay đổi bởi những yếu tố bên trong và bên ngoài/yếu tố môi trường.7

Vậy điều gì sẽ xảy ra đối với làn da khi cơ thể bị mất nước ?

Bất kì sự thay đổi nào trong cấu trúc của lớp sừng (SC) cũng có thể liên quan đến sự thay đổi của cả chức năng bao vệ và khả năng giữ nước. Độ ẩm cùng với tính đàn hồi của lớp sừng giảm là nguyên nhân dẫn đến các vết rạn và nứt trên da. Tỉ lệ khối lượng nước mất qua da cao hơn ở da khô so với da thường – nơi mà sự toàn vẹn của chức năng bảo vệ không bị xáo trộn. Hàng rào bảo vệ suy yếu trong các trường hợp bệnh vảy nến hoặc chàm dị ứng khiến cho lớp tế bào sừng kém hiệu quả trong việc loại bỏ các chất tiếp xúc với da; ví dụ như các trường hợp bị viêm da dị ứng được cho là dễ bị viêm da tiếp xúc hơn người bình thường và những người đó nếu bị vảy nến sẽ dễ bùng phát bệnh hơn sau khi tiếp xúc với các hóa chất. 8

Làm thế nào để biết được là bạn đang bị mất nước?

Một thử nghiệm đơn giản là véo nhẹ vào da lòng bàn tay… giữ nguyên vài giâu và sau đó thả ra. Nếu da căng trở lại thì bạn không bị mất nước… còn nếu da vẫn bị nhăn thì đó là dấu hiệu chắc chắn bạn đã bị mất nước và cần phải uống ít nhất 2 cốc nước ngay lập tức.

Một cách khác để kiểm tra là quan sát màu sắc nước tiểu khi đi vệ sinh. Một số bảng phân loại có rất nhiều màu nhưng loại bảng đơn giản mà Cơ quan Sức khỏe Chính phủ NSW đăng trên trang tin “Đánh bật Sức nóng” (Beat the Heat) có lẽ là dễ nhất và phù hợp nhất để sử dụng:

HÃY NHỚ RẰNG NẾU MÀU NƯỚC TIỂU CỦA BẠN ĐẬM HƠN SO VỚI NHỮNG MÀU ĐƯỢC ĐƯA RA NGHĨA LÀ BẠN ĐANG BỊ MẤT NƯỚC NGHIÊM TRỌNG VÀ NÊN ĐẾN KHOA CẤP CỨU CỦA BỆNH VIỆN GẦN NHẤT NHÉ.

BẢNG SO SÁNH MÀU NƯỚC TIỂU

Bảng màu nước tiểu này sẽ cho bạn biết là bạn đã uống đủ nước chưa hay bạn đang bị mất nước (mất quá nhiều nước khỏi cơ thể)

 Rất thiếu nước  …….

     UỐNG 1 lít nước NGAY LẬP TỨC

 

Đang thiếu nước……..

    Bây giờ hãy uống 2-3 cốc nướ

 

 Có vẻ như đang thiếu nước…….

    Bây giờ hãy uống 1 cốc nước

 

  Không thiếu nước……

    Bạn đã uống đủ nước…

    tiếp tục uống nước như bình thường

Các tin liên quan

Hỏi chuyên gia