Bệnh vẩy nến là một trong những bệnh về miễn dịch qua trung gian tế bào thường gặp nhất trên thế giới. Dạng mãn tính thường tái đi tái lại. Quan trọng là bệnh không lây lan nhưng lại gây đau đớn, mất thẩm mỹ và thương tổn không thể chữa lành.
Nguyên nhân chính xác của bệnh vẩy nến vẫn chưa được xác định, tuy nhiên suy giảm hệ thống miễn dịch và di truyền được xem là đóng vai trò chủ chốt trong việc phát triển bệnh. Khi hệ thống miễn dịch bị tác động vì nguyên nhân nào đó sẽ tăng tốc chu kỳ tăng trưởng của tế bào da cho các phản ứng miễn dịch dẫn đến làm dày lớp da, viêm và tróc vảy mạnh.1
Tỉ lệ mắc bệnh vảy nến trong các quần thể khác nhau chênh lệch từ 0 đến 12%, ước tính khoảng 2 – 3% dân số Châu Âu. Tỉ lệ mắc bệnh tại hầu hết khu vực phía bắc của Nga và Na Uy dao động từ 5–10% dân số và cao nhất là 12% ở các khu vực nằm về cực bắc.2 Tại Hoa Kỳ, tỉ lệ mắc bệnh dao động từ 2,2% đến 3,15% và tỉ lệ ở người Mỹ gốc Phi mắc bệnh là 1,3%. Thổ dân Bắc Mỹ, người châu Á và khu vực Tây Phi có tỉ lệ mắc bệnh thấp (0,3%). Tại Nhật tỉ lệ này chiếm 0,1-0,2% dân số, tại Trung Quốc là 0,3% và hầu như không phát hiện bệnh ở người thổ dân bản địa Nam Mỹ.3, 4, 5 Theo ước tính tỉ lệ mắc bệnh vẩy nến ở Úc dao động từ 2,3% đến 6,6% và tại Anh, tỉ lệ này là 1,3% đến 2,6%.4,6 Tại Úc người thổ dân bản địa rất hiếm mắc bệnh, theo hai nghiên cứu gần đây tại Úc cho biết chỉ một nhóm nhỏ người thổ dân bản địa mắc bệnh ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn bị vẩy nến.7
Căn nguyên của bệnh vẩy nến là nghi vấn phức tạp và có rất nhiều yếu tố liên quan. Di truyền đóng vai trò quan trọng: rất nhiều nghiên cứu về gia đình đã cho thấy bằng chứng thuyết phục về khuynh hướng di truyền bệnh vẩy nến, mặc dù hình thức di truyền vẫn chưa được xác định. Tỉ lệ di truyền lên đến 50% ở các con mắc vẩy nến nếu cả hai cha mẹ đều bị, nhưng tỉ lệ mắc bệnh giảm còn 16% nếu một trong hai cha mẹ bị mắc vẩy nến và giảm xuống chỉ còn 8% nếu không ai trong cha mẹ mắc bệnh.8 Yếu tố nguy cơ về môi trường cũng đóng vai trò lớn: nhiễm vi khuẩn và virus, căng thẳng, tổn thương da, hút thuốc và béo phì đều có liên quan đến khởi phát và bùng phát bệnh vẩy nến.9
Phân loại mức độ nghiêm trọng dựa vào các dấu chỉ về mặt da liễu. Thường là sự kết hợp giữa thang điểm PASI (Bảng Mức độ nghiêm trọng và Vùng bệnh Vẩy nến) và chỉ số bề mặt thương tổn BSA (Diện tích Bề mặt Cơ thể).
Thang điểm PASI được bác sĩ da liễu sử dụng để đo các dấu chỉ da liễu nhằm xác định mức độ nghiêm trọng và diện tích vùng vẩy nến, đặc biệt trong quá trình thử nghiệm lâm sàng. Bốn vùng diện tích cơ thể, phần đầu, phần cánh tay, phần thân và chân được đo theo mức độ tấy đỏ (ban đỏ), độ dày (Chai cứng/Thâm nhiễm) và mức độ tróc da (Bong vảy) từ 0 đến 4. (Xem Sơ đồ)
% bề mặt cơ thể bị thương tổn cũng ảnh hưởng đến việc phân loại mức độ nghiêm trọng của bệnh vẩy nến. Phân loại bệnh vẩy nến nhẹ khi các triệu chứng ảnh hưởng dưới 3% bề mặt cơ thể. Bệnh vẩy nến mức độ trung bình sẽ bao phủ 3% – 10% và phân loại ở mức độ nặng cho biết các triệu chứng ảnh hưởng đến hơn 10% cơ thể, tác động đến vùng bàn tay, bàn chân, mặt hoặc vùng cơ quan sinh dục, theo đó, dù BSA ở mức độ thấp, bệnh vẫn ảnh hưởng rõ rệt đến sinh hoạt thường ngày. Điều này dĩ nhiên chưa xét về mặt tinh thần tác động đến tình trạng bệnh ở người mắc bệnh.9
Không mắc bệnh | Nhẹ | Trung bình | Nặng | Rất nặng | |
Tấy đỏ/ Ban đỏ |
Không |
Thang điểm 1 | Thang điểm 2 | Thang điểm 3 | Thang điểm 4 |
Độ dày/ Tăng sừng hóa |
Không |
Nhẹ |
Trung bình |
Nặng |
Rất nặng |
Tróc da/ Bong vảy |
Không |
Nhẹ |
Trung bình |
Nặng |
Rất nặng |
Bệnh vẩy nến có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý người khỏe mạnh và tác động về mặt xã hội, tương tự như với bệnh ung thư, viêm khớp, cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường hoặc trầm cảm. Hầu hết người bệnh vẩy nến đều cảm thấy nghi ngại vì những triệu chứng dễ nhận ra của họ. Điều này dẫn đến cảm giác bị kỳ thị và xa lánh xã hội khiến tạo nên cảm giác lo lắng và trầm cảm.9
Gần 90% người bệnh vẩy nến cảm thấy xấu hổ và bối rối, 62% cảm thấy áp lực, 58% thấy lo âu, 44% cảm thấy họ có vấn đề trong công việc với cảm giác thường gặp nhất là bị từ chối trong thăng tiến, không được chấp thuận để tham gia làm việc nhóm, v.v., 42% cảm thấy thiếu tự tin do ý thức tự giác và 40% gặp khó khăn trong các mối quan hệ tình cảm.10
CÁC THỂ BỆNH VẨY NẾN
Bệnh vẩy nến được phân loại thành nhiều thể bệnh khác nhau10, tùy theo hình thức vẩy, bao gồm:-
– Vẩy nến thể mảng hoặc Vẩy nến thường (thể thường gặp) – xuất hiện ở khoảng 90 phần trăm trường hợp. Đặc trưng bởi những mảng vẩy bạc hồng ban có giới hạn rõ rệt thường xuất hiện ở bề mặt cơ duỗi như khuỷu tay, đầu gối, vùng da đầu, xương cùng, và bẹn. Tổn thương có vẩy hình tròn hoặc bầu dục có giới hạn khác nhau về kích thước và trong bệnh vẩy nến thể mảng mạn tính các vẩy này thường kết hợp tạo thành một vùng rất lớn, có hình dạng bất thường nằm trên một vùng da lớn của cơ thể. Các vùng khác thường gặp như tai, quy đầu, vùng hậu môn và các vị trí tái đi tái lại của vết thương.
– Vẩy nến da đầu là dạng vẩy nến thể mảng thường khu trú ở khu vực da đầu, gáy, trán, tóc mai, tai) tổn thương da đầu thường hiếm khi vượt quá > 2 cm qua khỏi đường chân tóc. So với vảy nến thể mảng xuất hiện trên cơ thể, tổn thương vùng da đầu thường không đối xứng.
– Vẩy nến thể giọt – các chấm nhỏ, đỏ hoặc hồng đỏ, như giọt nước rải khắp bề mặt da. Các chấm có vảy mỏng màu bạc. Thương tổn thường khu trú trên thân mình, cánh tay và chân. Thường xuất hiện do nhiễm khuẩn liên cầu (viêm họng, viêm amidal mãn tính) hoặc nhiễm trùng đường hô hấp do virus.
– Vẩy nến nếp gấp da/Đảo ngược (Vẩy nến đảo ngược) – khu trú tại các nếp gấp da: ví dụ như nách, phần dưới ngực, nếp gấp da xung quanh bẹn và giữa mông và trong lớp gấp da của người bị béo phì. Đặc biệt bị kích ứng do gãi và đổ mồ hôi vì vị trí của chúng nằm trong các nếp gấp da và những vùng da mềm. Các mảng mỏng, có giới hạn và bề mặt bóng thường đi kèm với nứt da và/hoặc bợt da (dẫn đến da hăm và nứt do tiếp xúc với độ ẩm lâu ngày). Thường dẫn đến nhiễm trùng thứ phát như nấm da và nấm Candida.
– Vẩy nến lòng bàn tay bàn chân– xuất hiện dưới dạng tăng sừng hóa (dày da), có màu đỏ hoặc vàng, mảng xếp vảy ở lòng bàn tay hoặc vùng chịu sức nặng của gan bàn chân. Thương tổn có giới hạn rõ và thường đi kèm với nứt và nẻ da.
– Mụn mủ lòng bàn tay bàn chân (PPP): đặc trưng nhờ vào vùng tăng sừng hóa và các cụm mụn mủ trên lòng bàn tay, gan bàn tay và/hoặc bàn chân. Những mụn mủ vô trùng có thể duy trì dưới dạng rời rạc hoặc kết lại, tạo thành mảng chùm các mụn mủ rồi khô đi, sau đó lột da, để lại bề mặt hồng ban bóng nhẹ. Mụn mủ thường tái đi tái lại.
– Vẩn nến mụn mủ hoặc Vẩy nến mụn mủ toàn thân (thể Zumbusch) – Vẩy nến mụn mủ thường khu trú thành từng cụm mụn mủ vô trùng có kích thước như đầu kim hoặc rải khắp Toàn thân – da trở nên đỏ và mẫn cảm và chỉ trong vài giờ, các mụn mủ như đầu kim trở lại thành những mảng hồng ban? Các mụn mủ vô trùng gây nhức có thể kết lại tạo thành mảng chùm. Tiếp theo, các mụn mủ khô đi, lột da, để lại bề mặt hồng ban bóng nhẹ rồi xuất hiện đợt mụn mủ mới. Thể này thường đi kèm với sốt và các triệu chứng toàn thân ví dụ như buồn nôn, và có thể bệnh nhân cần được nhập viện.
– Vẩy nến đỏ da toàn thân – đặc trưng bởi ban đỏ, tróc da nặng, ngứa và đau. Bệnh vẩy nến không ổn định này đôi khi ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể khiến có thể mất cân bằng nội mô và thông thường bệnh nhân cần phải nhập viện.
– Vẩy nến móng – xuất hiện ở phần móng tay và/hoặc móng chân, có thể chỉ xuất hiện ở một hoặc nhiều móng. Dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh vẩy nến móng là rỗ bề mặt móng và bong tróc móng. Biểu hiện lâm sàng đa dạng từ rỗ bề mặt móng, mất màu chuyển sang vàng, và nhiễm trùng móng cho đến dày sừng dưới móng, bong tróc móng và bong tróc móng nặng.
– Viêm khớp vẩy nến (PsA) là bệnh viêm khớp mãn tính xuất hiện lên đến 39% ở các bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến. Loại viêm khớp này có thể tiến triển chậm, chỉ với các triệu chứng nhẹ hoặc tiến triển nhanh với các cơn đau buốt và có đặc trưng là ăn mòn xương. PsA có thể là một dạng viêm khớp nặng với các tiên lượng tương tự như thấp khớp
Để biết thêm thông tin về phân loại bệnh vẩy nến vui lòng đọc các bài riêng cho từng thể bệnh.